Chuyển đến nội dung chính

TIÊM PHÒNG DỊCH BỆNH CHO GÀ



  1. Lịch tiêm vacxin cho gà

1.1 Gà mới nở

Tốt nhất nên tiêm ngay vacxin Marek cho gà vừa mới nở. Trường hợp chưa kịp tiêm thì phải tiêm chậm nhất trong vòng 24 giờ tiếp theo. Tiêm càng sớm càng tốt. Quá 1 ngày thì có tiêm cũng mất tác dụng. Liều lượng 0.2ml/con.


1.2 Gà 3 ngày tuổi

Nhỏ mắt hoặc mũi  bằng vacxin Newcastle chủng F hệ 2 lần 1. Liều lượng 2 giọt/2 mắt (mũi)/1ml/con.


1.3.Gà 5 ngày tuổi

Nhỏ mũi hoặc miệng bằng vacxin IB chủng H120 lần 1. Liều lượng 1 giọt 0.5ml/con.


1.4.Gà 7 ngày tuổi

Tiêm dưới vùng cánh vacxin bệnh đậu gà. Liều lượng 0.5ml/con.


1.5.Gà 10 ngày tuổi

Nhỏ mắt vacxin Gumboro lần 1. Liều lượng 2 giọt/2 mắt/1ml/con.


1.6 Gà 15 ngày tuổi

Tiêm vacxin H5N1 phòng cúm gia cầm. Liều lượng 0.3ml/con.


1.7 Gà 21 ngày tuổi

Cho uống hoặc trộn vào thức ăn vacxin Newcastle chủng F hệ 2 lần 2. Liều lượng 2 giọt/1ml/con.


1.8 Gà 24 ngày tuổi

Cho nhắc lại vacxin Gumboro lần 2. Có thể nhỏ mắt, cho uống hoặc tiêm. Liều lượng như lần 1. 


1.9 Gà 1 tháng tuổi

Cho nhắc lại vacxin IB chủng H120 lần 2. Liều lượng như lần 1.


1.10 Gà 40 – 45 ngày tuổi

Tiêm dưới cổ hoặc trong đùi vacxin Tụ huyết trùng.


1.11 Gà 2 tháng tuổi

Tiêm dưới cổ hoặc trong đùi vacxin Newcastle chủng M hệ 1 lần 1. Liều lượng 0.5ml/con.


1.12 Gà 4 – 6 tháng tuổi

Cho nhắc lại các loại vacxin Newcastle chủng M hệ 1, H5N1 và tụ huyết trùng lần 2. Liều lượng như lần 1.


  1. Tiêm VACXIN để phòng một số bệnh ở gà, một số bệnh phổ biến bà con cần tiêm phòng như bệnh: Marek , NewCatle, Gumboro, bệnh đậu, Cúm, IB(bệnh viêm phế khoản truyền nhiễm). Nếu bà con chăn nuôi nhiều và có hiệu quả cần tham khảo quy trình tiêm vacxin phòng bệnh của gà.


2.1.Phác đồ lịch tiêm cho gà 1:

– Bệnh MAREK tiêm ngay khi gà mới nở hoặc chậm nhất khi gà nở được 24 giờ hoặc 1 ngày tuổi, còn nếu qua thời gian này thì tiêm phòng không có tác dụng.

– Phòng bệnh Newcatle + IB thì tiêm vacxin kép tác động khi gà được 5 – 7 ngày tuổi.

Nếu tiêm Vacxin Newcatle + IB lần 1 khi gà đạt 7 ngày tuổi thì tiến hành tiêm vacxin Newcatle + IB lần 2 khi gà đạt 21 ngày tuổi.

– Khi gà được 9 ngày tuổi thì nhỏ mắt và mũi phòng bệnh GUM đợt 1, và tiến hành nhỏ mắt mũi phòng bệnh GUM đợt 2 khi gà đạt 18 ngày tuổi.

Tiêm Vacxin phòng Bệnh Đậu khi gà đạt 10 ngày tuổi.

– Khi gà được 40 – 45 ngày thì tiến hành tiêm Vacxin phòng bệnh Tụ Huyết Trùng.


2.2. Phác đồ lịch tiêm cho gà 

Khi gà con 1 – 7 ngày tuổi bà con tiến hành:

– Nhỏ Vacxin lasota lần 1: Nhỏ mắt, nhỏ mũi cho gà.

– Tiêm vacxin Đậu gà: Tiêm vào màng cánh

– Cho uống Vacxin IB lần 1

Khi gà từ 5 – 7 ngày tuổi: Sử dụng vacxin GUMBORO nhỏ mắt và nhỏ mũi lần 1.

Khi gà được 15 ngày tuổi: Nhỏ mắt và mũi vacxin GUMBORO lần 2.

Khi gà từ 20 – 25 ngày tuổi:

– Nhỏ mắt, mũi Vacxin LASOTA lần 2

– Cho uống Vacxin IB lần 2

– Tiêm vacxin cúm gia cầm lần 1, tiêm dưới da gáy cổ gà.

Khi gà 2 tháng tuổi :

– Tiêm vacxin NIUCATSON hệ I tiêm dưới da.

9– Tiêm vacxin Tụ Huyết Trùng : Tiêm dưới da.

– Tiêm vacxin Cúm Gia Cầm lần 2: Tiêm dưới da gáy cổ.

Khi gà 4 tháng tuổi:

– Tiêm vacxin đậu gà vào cánh


  1. Tiêm phòng cho gà cần chú ý điều gì?

Ngoài việc tuân thủ đúng mốc thời gian lịch tiêm phòng cho gà thì các chủ chăn nuôi cũng cần chú ý một số điều sau đây. Sẽ giúp cho đàn gà của gia đình có thể khỏe mạnh, phát triển tốt.


3.1.Tiêm phòng, nhỏ vắc xin đúng thời điểm

Các mốc ngày tuổi cần tuân thủ đúng mốc. Không sai lệch cho dù chỉ 1 ngày. Vì thế mà hãy đảm bảo rằng luôn nhớ lịch tiêm phòng cho đàn gà. Đảm bảo được chúng được phòng đúng bệnh, đúng thời điểm.


3.2 Thời gian tiêm trong ngày

Chúng ta nên tiêm phòng hoặc cho uống vắc xin vào buổi tối là tốt nhất. Khi đó gà đã được ăn no và sẵn sàng cho việc nghỉ ngơi lại sức. Đối với những vắc xin, thuốc nhỏ trong mồm, mũi hoặc trộn thức ăn thì nên để gà đói trước khoảng 1-2h để phát huy hiệu quả.


3.3 Sức khỏe của gà

Khi gà nuôi con có sức khỏe tốt thì cơ thể mới có thể sinh ra kháng thể để kháng lại bệnh đó. Ngược lại nếu gà yếu, gà bệnh thì chính những vắc xin này lại là nguồn gây bệnh cho gà. Đảm bảo lựa chọn những chú gà khỏe mạnh để tiêm hoặc cho uống thuốc. Cá thể nào yếu, bệnh tật nên cách ly sang 1 khu riêng biệt.


3.4 Bảo quản vắc xin đúng cách

Nhiều trường hợp đã tiêm, cho uống vắc xin nhưng vẫn mắc bệnh. Lý do đơn giản nhất là vắc xin kém chất lượng hoặc đã bị hỏng. Lý do hỏng thì có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân phổ biến là bảo quản nhiệt độ không phù hợp. Dẫn tới những mầm bệnh khỏe hơn, không bị ức chế nữa. Hãy sử dụng những hộp bảo quản chuyên dụng với nhiệt độ khoảng 1-2 độ C.


3.5 Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Hãy luôn đảm bảo vệ sinh chuồng trại được sạch sẽ để phòng bệnh tốt nhất. Sau mỗi lứa nuôi hãy tiến hành phun khử trùng, rắc vôi bột để xử lý. Nếu không may phát hiện 1 cá thể, nhóm cá thể gà nhiễm bệnh hãy nhanh chóng cách ly cả khu vực đó. Nhằm tránh mầm bệnh sẽ lây lan sang những con gà khác trong đàn.


3.7 Vứt vỏ hộp đúng nơi quy định

Nếu vứt lung tung thì chúng chính là nguồn gây nhiễm bệnh cho các loại gia cầm trong khu vực hoặc chim chóc. Vì thế hãy đảm bảo xử lý chúng trong các hộp hoặc thùng rác đặc biệt để xử lý nhé.


Nhận xét